z4239835032409-f3056dbbf54e29da587196d563c556c7-1680682346

Freesync là gì? 4 điểm khác biệt với công nghệ G-Sync

Freesync là công nghệ màn hình được phát triển bởi AMD, giúp giảm thiểu tình trạng trễ ảnh, giật màn hình khi chơi game. Freesync là đối thủ trực tiếp của công nghệ G-Sync của NVIDIA. Vậy Freesync là gì và có gì khác biệt so với công nghệ G-Sync? Hãy cùng Mạnh Nguyễn khám phá chi tiết ngay tại bài viết dưới đây nhé!

1. Công nghệ Freesync là gì?

Công nghệ Freesync được ra mắt lần đầu vào năm 2014, là công nghệ đồng bộ hóa có chức năng tối ưu hóa tốc độ làm tươi của màn hình thông qua việc đồng bộ hóa các card đồ họa tương thích. Nhờ đó giúp làm giảm thiểu hiện tượng xé hình, trễ ảnh, hay giật màn hình, mang đến trải nghiệm chơi game tốt hơn cho người dùng.

Freesync được ứng dụng phổ biến ở nhiều màn hình tivi như Samsung, LG. Hiện nay, một số mẫu tivi tại Mạnh Nguyễn đang ứng dụng công nghệ Freesync như:

Công nghệ Freesync là công nghệ được phát triển bởi ADM giúp tăng tốc độ làm tươi của màn hình

Công nghệ Freesync là công nghệ được phát triển bởi ADM giúp tăng tốc độ làm tươi của màn hình

2. Nguyên lý hoạt động của Freesync trên tivi 

Công nghệ này thực hiện đồng bộ hóa tốc độ làm mới của màn hình với tốc độ của card đồ họa hệ thống thông qua Adaptive-Sync. Điều này giúp đảm bảo màn hình và GPU luôn hoạt động đồng điệu, đem đến trải nghiệm hình ảnh mượt cho người dùng.

FreeSync còn là một giải pháp đồng bộ FPS với tần số quét của AMD, cạnh tranh trực tiếp với G-Sync của thương hiệu NVIDIA, đem lại sự linh hoạt và lựa chọn đa dạng cho người tiêu dùng.

Công nghệ FreeSync hoạt động dựa trên nguyên lý đồng bộ hóa tốc độ của card đồ họa hệ thống và tốc độ làm mới màn hình

Công nghệ FreeSync hoạt động dựa trên nguyên lý đồng bộ hóa tốc độ của card đồ họa hệ thống và tốc độ làm mới màn hình 

3. Ưu nhược điểm của công nghệ Freesync

Khi xem tivi hoặc chơi game, người dùng luôn muốn trải nghiệm hình ảnh với chất lượng mượt mà và tốt nhất. Do đó, công nghệ Freesync chính là sự lựa chọn phù hợp. Hãy cùng điểm qua những ưu nhược điểm của công nghệ Freesync màn hình là gì nhé.

3.1. Ưu điểm

Công nghệ AMD FreeSync mang đến nhiều ưu điểm giúp nâng cao trải nghiệm hiển thị hình ảnh và chơi game của người dùng. Sau đây là một số ưu điểm nổi bật của  FreeSync:

1 - Đồng bộ hóa tần số làm mới:FreeSync có khả năng đồng bộ hóa tần số làm mới giữa màn hình và card đồ họa. Điều này giúp ngăn chặn hiện tượng màn hình bị rách (tearing) và giật lag (stuttering), đảm bảo không xảy ra hiện tượng giật lag khi xem video hoặc chơi game.

2 - Khả năng thích ứng linh hoạt: Công nghệ AMD FreeSync có khả năng thích ứng linh hoạt từ 30Hz đến tối đa tần số làm mới của card đồ họa. Nhờ đó giúp đảm bảo hiển thị hình ảnh mượt mà, tăng cường trải nghiệm người dùng.

3 - Không gây lag: Điểm đáng chú ý của AMD FreeSync đó là không tăng thêm độ trễ so với tần số làm mới tự nhiên trên màn hình, giúp đảm bảo độ mượt mà của hình ảnh, nâng cao trải nghiệm chơi game.

4 - Tương thích rộng rãi: FreeSync mang đến sự linh hoạt cho người dùng khi lựa chọn sản phẩm nhờ khả năng thích ứng rộng rãi trên nhiều màn hình và card đồ họa.

5 - Giá thành hợp lý:AMD FreeSync gây ấn tượng với nhiều người bởi giá thành hợp lý hơn so với công nghệ đồng bộ hóa tần số làm mới của những thương hiệu khác. Điều này giúp người dùng tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo có được trải nghiệm hình ảnh chất lượng cao. Hiện nay, giá thành của các loại tivi sử dụng AMD FreeSync dao động từ 7.000.000 - 250.000.000 đồng.

Công nghệ AMD FreeSync có tính linh hoạt và khả năng tương thích rộng rãi với nhiều loại màn hình

Công nghệ AMD FreeSync có tính linh hoạt và khả năng tương thích rộng rãi với nhiều loại màn hình

3.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội như trên thì AMD FreeSync vẫn tồn tại một số nhược điểm khác. Dưới đây là các nhược điểm chính người dùng cần lưu ý:

1 - Hỗ trợ hạn chế:Khi người dùng sử dụng màn hình không tương thích hoặc card đồ họa của những thương hiệu khác, AMD FreeSync sẽ không đem lại nhiều lợi ích như mong đợi. Công nghệ này chỉ hoạt động trên một số màn hình được chứng nhận và các card đồ họa được phát triển bởi AMD.

2 - Phạm vi tần số làm mới hạn chế: Phạm vi tần số làm mới của công nghệ AMD FreeSync khá hạn chế. Chẳng hạn một số loại màn hình hỗ trợ FreeSync chỉ có khả năng làm mới tần số trong một phạm vi nhất định. Trong trường hợp này, nếu tần số làm mới của màn hình vượt quá tiêu chuẩn được quy định, người dùng sẽ gặp phải hiện tượng  màn hình bị rách, đồng thời FreeSync sẽ có thể ngừng hoạt động.

3 - Khả năng hiển thị mờ: Khi tần số làm mới của màn hình FreeSync không đồng bộ hoàn hảo với card đồ họa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hiển thị hình ảnh, gây ra hiện tượng mờ không mong muốn.

Công nghệ AMD Sync vẫn tồn tại một số nhược điểm như phạm vi tần số làm mới bị hạn chế, khả năng hiển thị mờ

Công nghệ AMD Sync vẫn tồn tại một số nhược điểm như phạm vi tần số làm mới bị hạn chế, khả năng hiển thị mờ

4. Bảng so sánh công nghệ AMD Sync và NVIDIA G-Sync

Cả hai công nghệ AMD SyncNVIDIA G-Sync đều được ra mắt nhằm đồng bộ hóa màn hình và card đồ họa, giúp khắc phục tình trạng giật lag, xé ảnh trên màn hình. Vậy sự khác nhau giữa NVIDIA G-Sync và Freesync là gì? Cùng khám phá ngay tại bảng dưới đây nhé.

Yếu tốAMD SyncNVIDIA G-Sync
Hỗ trợ màn hìnhHỗ trợ trên nhiều loại màn hình khác nhau bao gồm LCD, LED.Hỗ trợ trên các màn hình sử dụng công nghệ G-Sync của nhà sản xuất NVIDIA là màn hình LCD.
Hiệu suấtKhả năng xử lý tần số quét màn hình từ 9Hz - 240HzKhả năng xử lý tần số quét màn hình từ 30Hz - 144Hz
Tương thích GPUChỉ hoạt động trên các GPU thuộc nhà sản xuất AMDChỉ tương thích với các card đồ họa và màn hình có tích hợp G-Sync
Giá thànhThấp hơn, khoảng từ 7.000.000 - 250.000.000 đồng.Cao hơn, khoảng từ 10.000.000 - 300.000.000 đồng

AMD FreeSync sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội với giá thành thấp hơn NVIDIA G-Sync

AMD FreeSync sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội với giá thành thấp hơn NVIDIA G-Sync

Có thể thấy, AMD FreeSync nổi bật hơn nhờ khả năng hỗ trợ màn hình rộng rãi và tính tương thích GPU, đồng thời thường có giá thành thấp hơn. Ngược lại, NVIDIA G-Sync thường chú trọng vào hiệu suất ổn định và có giá thành cao hơn. Công nghệ NVIDIA G-Sync cũng đem lại sự lựa chọn màn hình hạn chế hơn so với AMD FreeSync.

Bài viết trên đây Mạnh Nguyễn đã giải đáp đến các bạn thông tin về Freesync là gì cũng như những ưu nhược điểm của công nghệ này so với NVIDIA G-Sync. Hiện nay, hầu hết các màn hình tivi trên thị trường đều ứng dụng Freesync, tuy nhiên để đảm bảo khả năng tương thích với công nghệ thì bẹn nên kiểm tra các thông số kỹ thuật chi tiết. Nếu cần tư vấn hoặc hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với Mạnh Nguyễn để được giải đáp nhé.

Thông tin liên hệ: 


Bài viết liên quan